Cách quản lý – kinh doanh homestay hiệu quả

93 / 100 SEO Score

Quản lý – kinh doanh homestay như thế nào để đạt hiệu quả cao “hái ra tiền” nhanh chóng là điều khiến nhiều chủ nhà đau đầu. Nhất là trong bối cảnh thị trường bắt đầu “rầm rộ” xu hướng kinh doanh homestay như hiện nay. Nếu bạn đang quản lý – kinh doanh homestay chưa đem lại hiệu quả hoặc mới “chập chững” bước chân vào nghề, hãy cùng Du lịch Nam Định tham khảo một số chia sẻ từ các chủ kinh doanh thành công ở bài viết này nhé!  

Quản lý – kinh doanh homestay cần bắt đầu từ đâu?

Loại hình lưu trú homestay ngày một phổ biến tại Việt Nam và trở thành lĩnh vực kinh doanh đem tới lợi nhuận siêu hấp dẫn. Với mức vốn đầu tư không quá nhiều, kinh doanh lâu dài, thu hồi vốn nhanh, tự do tài chính. Nhưng nếu không có những lợi thế nhất định, biết cách quản lý – kinh doanh homestay hiệu quả. Bạn sẽ nhanh chóng bị “đánh bại” trong thị trường kinh doanh homestay đang phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Bởi vậy, ngay từ những bước đi đầu tiên, bạn cần phải cân nhắc và tính toán thật kỹ lưỡng. Đặc biệt là các vấn đề dưới đây:

Vốn

Nói đến kinh doanh, trước tiên phải nhắc tới vốn. Tùy vào từng mục đích kinh doanh mà mức vốn bỏ ra có thể dao động từ vài chục triệu tới vài tỷ đồng. Trung bình, mức vốn cần có và an toàn nhất để kinh doanh homestay tại Việt Nam sẽ dao động từ khoảng 300 – 500 triệu đồng.

Mức vốn này đáp ứng cơ bản được về kinh phí vận hành, chi phí phát sinh, bù lỗ cho hoạt động của homestay trong thời gian vận hành.

Vị trí

Có vốn rồi thì việc xây dựng homestay ở đâu, vị trí nào là ổn và có tiềm năng sẽ là điều tiếp theo bạn cần quan tâm. Với những bạn có sẵn vị trí thuận lợi, là nhà của bạn rồi, thì không cần lo lắng đến vấn đề địa điểm đặt homestay. Nhưng nếu bạn chưa có địa điểm cụ thể thì hãy cân nhắc thật cẩn thận vấn đề này.

vị trí homestay

Bạn cũng cần xác định rõ ràng mục đích bạn xây dựng homestay ra làm gì? Là homestay cho học sinh/sinh viên thuê thì ở các khu vực gần các trường đại học, cơ sở giáo dục. Với những homestay để kinh doanh cho khách du lịch, hãy tìm vị trí gần điểm du lịch, giao thông thuận tiện.

Nghiên cứu thị trường/đối thủ cạnh tranh

Cùng với việc lựa chọn địa điểm tọa lạc homestay thì bạn cũng cần đồng thời nghiên cứu về thị trường, đặc biệt đối tượng khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

Việc xác định được đối tượng khách hàng sẽ làm tiền đề giúp bạn xây dựng homestay với phong cách, tiện ích và dịch vụ đáp ứng phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Bên cạnh đố, bạn cần thống kê được xung quanh trong khu vực homestay của bạn sẽ có những đơn vị kinh doanh homestay nào? Họ có ưu thế gì? Cách thức vận hành ra sao? Tình trạng khách hàng như thế nào? Mức giá của họ là bao nhiêu? Dịch vụ có tốt không? Thông qua đó để biết cách xây dựng và có chiến lược kinh doanh homestay cho phù hợp, hiệu quả cao.

Xây dựng

Sau khi đã có sự chuẩn bị về vốn, lựa chọn được địa điểm, đối tượng khách hàng thì bạn cần có thể bắt tay vào xây dựng homestay rồi. Nhưng bạn cũng cần lưu ý, hãy lên ý tưởng thiết kế homestay chi tiết, concept phù hợp. Đồng thời, hãy có sự chuẩn bị kỹ càng về nguyên vật liệu, vật tư. Lựa chọn đội ngũ thiết kế, xây dựng thi công chuyên nghiệp, chi phí rẻ nhất có thể để tối ưu chi phí nhé.

Cách quản lý – kinh doanh homestay hiệu quả

Để quản lý và kinh doanh homestay đạt hiệu quả, những nhà kinh doanh homestay đi trước có chia sẻ một số kinh nghiệm. Trong đó, bạn cần lưu tâm tới một số yếu tố quan trọng dưới đây:

Thiết kế & tạo trải nghiệm độc đáo

Homestay mới du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Mà đối tượng chủ yếu ở homestay là giới trẻ, người yêu thích sự tiện lợi, mới mẻ và độc đáo. Bởi vậy, việc chú trọng vào thiết kế phong cách đẹp mắt, hot trend, xây dựng nhiều điểm check in hấp dẫn sẽ giúp đem tới cho khách hàng nhiều trải nghiệm độc đáo hơn. Tùy vào từng lợi thế của homestay về vị trí, diện tích, bạn có thể tạo ra các trải nghiệm như: tự nấu ăn, làm bánh, vẽ, làm đồ handmade miễn phí, hái hoa quả, thăm ruộng lúa chín,…

thiết kế kinh doanh homestay

Nếu bạn thiết kế homestay đẹp không chỉ thu hút khách hàng tới ở mà còn kích cầu giúp tăng khách hàng sử dụng dịch vụ thuê ngắn hạn (theo giờ, theo ngày) chỉ để check in. Đây không chỉ là cách giúp bạn tạo gia không gian lưu trú đẹp mà còn là hình thức giúp quảng cáo miễn phí tốt hơn cho homestay của bạn.

Đầu tư vào các dịch vụ tại homestay

Việc đầu tư vào dịch vụ từ dịch vụ phòng, bữa ăn, đưa đón khách, hỏi thăm khách hàng, giặt ủi, cho thuê trang phục,… Tất cả những điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, thuận tiện. Đồng thời, đem tới cho khách hàng cái nhìn thiện cảm, có ấn tượng tốt và cảm thấy đúng đắn khi lựa chọn lưu trú tại homestay của bạn.

Thông qua đó mà tỷ lệ khách hàng quay lại, giới thiệu bạn bè, review tốt sẽ giúp bạn được quảng cáo miễn phí mạnh, tăng hiệu quả kinh doanh.

Chiến lược kinh doanh thông minh

Ngoài chú trọng vào dịch vụ, bạn cũng cần có chiến lược kinh doanh thông minh, hợp lý. Đặc biệt: 

  • Đa dạng các kênh bán hàng

Việc đa dạng hóa các kênh bán hàng sẽ giúp homestay của bạn phủ sóng rộng rãi, tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Bạn có thể đưa homestay lên các nền tảng bán phòng như: Booking.com, agoda, airbnb, luxstay.com,… Xây dựng Fanpage, website,…

chiến lược marketing kinh doanh homestay

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên kết với các đại lý, cộng tác viên bán phòng cũng là cách giúp bạn lấp kín phòng nhanh và kinh doanh hiệu quả hơn đó.

  • Phương pháp bán hàng hiệu quả

Bên cạnh đa dạng hóa kênh bán hàng, bạn cũng cần linh hoạt, áp dụng những phương pháp kinh doanh homestay hợp lý với tình hình thị trường.

Hãy tạo ra những chương trình ưu đãi, chương trình kích cầu, combo hấp dẫn, miễn phí hoặc giảm giá các dịch vụ đi kèm,… Điều này giúp bạn thu hút khách hàng tốt hơn đó. 

Sử dụng phần mềm

Cùng với các chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn cũng cần tổ chức và quản lý homestay một cách khoa học để tối ưu chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh.

Việc sử dụng phần mềm quản lý homestay, phần mềm đào tạo nội bộ Mona SkillHub dành cho khách sạn vào kinh doanh homestay trong thời đại 4.0 là điều cấp thiết, tối đa hóa hiệu quả kinh doanh cho chủ homestay. Sử dụng phần mềm quản lý giúp tối ưu thời gian, chi phí quản lý, tăng doanh thu, đơn giản hóa các thủ tục, đầy đủ tính năng của hệ thống quản lý hóa đơn để báo cáo, quản lý bao quát và sát sao hơn.

Người dùng có thể dễ dàng tìm hiểu và có rất nhiều lựa chọn về phần mềm quản lý homestay, khách sạn, nhà trọ khác nhau. Trong đó nổi bật phải kể đến là phần mềm quản lý nhà trọ – căn hộ – homestay của Mona House, bạn có thể tham khảo ngay tại: https://mona.house/

phần mềm quản lý mona house

Phần mềm quản lý – kinh doanh homestay hiệu quả của Mona Media được thiết kế chuyên nghiệp, giao diện đơn giản, dễ quản trị và sử dụng. Phần mềm đáp ứng đa dạng loại hình quản lý từ homestay, nhà nghỉ, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Công ty lập trình phần mềm Mona thực hiện thiết kế app theo nhu cầu khách hàng, đảm bảo tính sáng tạo, hiện đại và tối ưu nhất. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu sử dụng phần mềm có sẵn thì có thể tham khảo thêm phần mềm quản lý – kinh doanh homestay Fotel, Skyhotel, Ohotel, Memo, Asiky,…

Xem thêm: Top 8 ứng dụng cho dân du lịch, Top 5 ứng dụng đặt vé máy bay

Cách quản lý  – kinh doanh homestay như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của homestay. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích nhiều cho việc kinh doanh homestay của bạn.