Lễ hội đền Din

86 / 100 SEO Score

Nhắc đến lễ hội đền Din chắc hẳn không ai là không biết đến lễ hội này. Đây là lễ hội được tổ chức trên địa bàn xã Bình Minh và xã Nam Dương. Tại đây thường tổ chức các lễ hội như lễ rước nước, lễ xin nước nhà thánh, lễ rước bát nhang nhà quan, lễ cáo và đặc biệt là nghi lễ rước cá trắm với tục thi cỗ trong lễ hội.

Tìm hiểu về lễ hội đền Din

Hàng năm cứ vào cuối năm thì người dân nơi xã Bình Minh và xã Nam Dương huyện Nam Trực sẽ mở hội đền Din.

le hoi den din

Với lễ hội đền Din chính là lễ hội đặc biệt của người dân xã Nam Dương thể hiện được lòng tôn kính với đức thánh Long Kiều. Tại đây có các lễ truyền thống từ xa xưa như có lễ rước nước, lễ rước bát nhang,… đây là các lễ hội thu hút khách du lịch khi đến với lễ hội này.

Với cá trắm đen là lễ vật không thể nào thiếu trong lễ hội đền Din, đặc biệt là ngày lễ trước ngày chính kỵ vào mùng 10 tháng chạp hàng năm.

Theo kinh nghiệm du lịch tại Nam Định thì thường những con cá trắm được chọn làm lễ vật phải là những con to ít nhất cũng hơn 4 vồ trở lên ( 4 đầu ngón tay của người trưởng thành khoanh tròn trên cổ ).

Vào sáng mùng 10/3 thì con cá trắm sông sẽ được đưa lên kiệu rước, đi trước đó là đội múa rồng, tiếp theo đến người cầm cờ hội và hai hàng cờ ngũ sắc rồi đến đội chiêng, trống, bát biểu và phường bát âm, đội múa sanh tiền, kiệu cá. Sau kiệu cá sẽ là đoàn kỳ hào và nhân dân đi cùng trong lễ rước cá.

Đoàn rước đi đến sân đình, và các thanh niên trai tráng trong lành được chọn để bê cá vào tế thánh, cứ điểm trống tế thì vuốt đuôi cá một lần. Đợi cho đến khi tế cá xong, con to nhất thì thuộc phần người hành tế còn con to thứ hai thì thuộc kỳ hào và con to thứ 3 sẽ đem ra làm cỗ.

Phong tục diễn ra lễ hội đền Din

Từ xa xưa, ngay từ những ngày đầu tháng chạp thì người dân trong vùng đều tấp nập bận rộn để chuẩn bị cho mọi thứ trong lễ hội đền Din. Nhưng với ngày nay thì lễ hội đền Din chỉ diễn ra trong 2 ngày của tháng chạp mà thôi nhưng cũng phải có đầy đủ mọi thủ tục tế lễ, có các trò chơi dân gian nhằm duy trì và nối tiếp truyền thống cha ông.

phong tuc dien ra le hoi den din

Đương nhiên, trong 2 ngày hội đó sẽ có lễ dâng hương để tưởng nhớ đến những người anh hùng dân tộc có công với cách mạng giúp vua đánh tan quân Nam Hán đồng thời mọi người có thể ôn lại truyền thống dân tộc, lịch sử quê hương từ đó động viên nhân dân phát triển trong sản xuất, xây dựng nên một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ngoài ra, người dân Nam Định còn tổ chức lễ tế thánh cầu may cùng với các trò chơi dân gian như cờ người, cờ tướng, múa rối, võ vật và chọi gà với hát chèo thu hút đông đảo các khách thập phương về đây tụ hội tham gia lễ hội.

Tuy nhiên, mỗi khi vào hội ngày nay thì bạn tổ chức sẽ mở ra các cuộc thi thể thao đó là bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông dành cho thanh thiếu niên ở địa phương có thể đua tài.

Đến với lễ hội đền Din thì không thể không có nghi thức rước cá trắm đen và thi cỗ được. Ngay từ sớm ngày mùng 10 tháng chạp thì khắp nơi, làng làng – người người đua nhau đi chơi hội rất vui. Đợi đến giờ lành thì đám rước đến từ các thôn sẽ lần lượt đi theo thứ tự về chầu ở sân Đền.

Dẫn đầu đoàn là thôn Bác Dương -> thôn Trung Hòa -> thôn Kim Thượng -> thôn Thi Châu -> thôn Đầm Vọc. Không những thế mà đi dầu mỗi một đám rước sẽ là đội múa lân, rồi kiệu rước cá trắm với các con cá trắm dài đến hàng chục cân đang sống. Nối tiếp đoàn dài đó là kiệu hoa quả, bánh dày, bánh chưng, lợn quay với xôi gà và cả cỗ chay lẫn cổ ngọt.

Dọc đường của đoàn rước đi thì có dân làng bày cỗ ven đường chào đón, đến khoảng 10 giờ sáng khi mà các kiệu đã tại tọa tại sân Đền rồi thì ban tổ chức cùng các bô lão, dâm làng sẽ xem xét, bình chọn và chấm điểm.

Thôn nào đạt điểm cao sẽ đoạt giải lớn và đây được nói là điềm lành, điều may mắn được mùa trong năm.

Ngoài cỗ dự giải đến từ các thôn thì các làng còn chuẩn bị mâm cỗ kính thiên đặt ở ngoài trời ở vị trí cao nhất đặt trước cửa đền. Cỗ kính thiên được bày đầy đủ với các loại bánh kẹo, xôi, gà, hoa quả, chả chìa, nem gói và hàng chục loại giò khác nhau được trang trí vô cùng đẹp mắt.

Đặc biệt ở chỗ, mâm cỗ này phải có đầy đủ mọi sản vật của địa phương như cá, cua, lươn, ếch để báo cáo vời trời đất, thành quả của một năm lao động mệt mỏi, đầy cống hiến.

Tại lễ hội đền Din không chỉ có lễ hội rước cá, thi cỗ mà có nhiều loại cỗ thi khác nhau như “cỗ các, cỗ ngọc, cỗ đồ đường với cỗ mặn”, tại đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều loại cổ khác nhau. Nếu như bạn chiêm ngưỡng thật nghiêm túc thì mới có thể thấy hết được giá trị không chỉ là vật chất mà còn là tinh thần với nhiều loại bánh được làm rất công phu như bánh nếp, bánh giáo, bánh gai, bánh ngũ sắc với bánh nếp.

Với 5 loại bánh này sẽ được bỏ vào khuôn hình vuông và bày lên mâm kết hợp với 5 bát chè và một đĩa xôi vò. Đây là một trong những loại cỗ dâng thánh tỏ lòng biết ơn, sự thành lính đối với đức thánh Long Kiều, thể hiện đôi tay tài hoa, khéo léo của con người nơi đây.

Có điều bạn chưa biết, cỗ mặn trong ngày hội đền Din được làm rất nhiều các món ngon nhưng không thể nào thiếu đi được tám loại giò là giò thủ, giò lá giật, giò chân, giò chả hoa, giò lòng, giò lụa, giò lụa với giò lây.

Cách thức làm giò ở đây không chỉ dừng lại là các thao tác đơn thuần mà được nhiều người dân tạo thành một nét nghệ thuật riêng biệt, một trong những bí quyết riêng mà chỉ truyền cho những người được tín nhiệm ở xã, ở làng mà thôi.

Hơn hết, các loại giò ở đây đều được làm bằng tay, giã bằng cối đá và chày gỗ chứ không dùng đến máy xay thịt. Mỗi một loại giò đều thể hiện giá trị, ý nghĩa khác nhau.

Thời gian tổ chức lễ hội đền Din

Thời gian tổ chức lễ hội sẽ diễn ra vào tháng chạp hàng năm, từ mùng 8 -> mùng 10 của tháng chạp

Địa điểm tổ chức: Đền Din, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Kết luận

Lễ hội đền Din mang đến cho bạn nhiều điều lý thú, bổ ích cùng với các nội dung phong phú và các trò vui kết hợp với nhiều bộ môn thi đấu khá hấp dẫn. Nơi đây có các lễ hội rước cá, tế cá, thi cỗ vô cùng đặc sắc. Hy vọng những tập tục này sẽ mãi được duy trì và phát triển và trở thành một trong những nét đẹp truyền thống – nét đẹp văn hóa của con người Nam Định.

Nếu bạn chưa bao giờ đến đây hoặc đã từng ghé Nam Định thì đừng bỏ qua xã Nam Dương thuộc huyện Nam Trực để tới tham gia lễ hội đền Din bạn nhé, được tận mắt chứng kiến tục rước, tế cá và các phần thi đặc sắc, phong phú.

Với lễ hội đền Din tự hào về người dân Nam Định, là nơi có con người mang truyền thống yêu nước cùng với các tập tục lễ hội và sản vật phong phú.

Hãy đến với Nam Dương – Nam Định một lần cho biết bạn nhé!

Xem thêm: Văn hóa Lễ hội Đền Trần Nam Định

Theo dõi chúng tôi qua Fanpage : Du lịch Nam Định