Vai trò của chứng chỉ SSL đối với website du lịch

91 / 100 SEO Score

Có lẽ bạn đã từng đôi lần nghe nhắc đến cụm từ “chứng chỉ SSL”. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa thật sự hiểu rõ ý nghĩa cũng như vai trò của loại chứng chỉ này. Chính vì thế, ở bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm chứng chỉ SSL, đồng thời giới thiệu vai trò của chứng chỉ SSL đối với các website du lịch hiện nay. Cùng theo dõi nhé!

Khái niệm về chứng chỉ SSL

SSL là từ viết tắt từ những chữ cái đầu của cụm từ Secure Sockets Layer, đây là một tiêu chuẩn cho an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một chuỗi code mã hóa giữa trình duyệt và server website. Liên kết này có nhiệm vụ đảm bảo các dữ liệu trao đổi giữa trình duyệt và trang web luôn trong trạng thái bảo mật tuyệt đối và an toàn.

Mối nối có chứng nhận SSL sẽ đảm bảo những dữ liệu trong quá trình truyền giữa máy chủ website và trình duyệt người dùng luôn mang tính bảo mật riêng tư, tách rời. Chứng chỉ SSL là một tiêu chuẩn công nghiệp được tin dùng bởi hàng triệu website trên thị trường nhằm mục đích bảo vệ giao dịch trực tuyến với khách hàng của họ.

Chứng chỉ số SSL khi được thiết lập trên website của doanh nghiệp sẽ cho phép các khách hàng có thể xác minh được tính xác thực khi truy cập, đảm bảo mọi thông tin, dữ liệu trao đổi đều được mã hóa, hạn chế nguy cơ bị can thiệp.

Chính vì thế, tích hợp chứng chỉ SSL cho website doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh tình trạng xâm nhập tràn lan trên mạng như hiện nay, người dùng luôn lo sợ thông tin cá nhân của mình sẽ rơi vào tay hacker hoặc spammer.

Chứng chỉ SSL khi đã được chứng thực hoạt động ra sao?

Khi bạn nhận được chứng chỉ SSL từ trang web, trình duyệt sẽ tiến hành gửi chứng chỉ này cho server lưu trữ các chứng nhận kỹ thuật, được quản lý bởi những “gã khổng lồ” về chứng chỉ số như GlobalSign, VeriSign.

Chứng chỉ SSL sẽ giúp bạn tạo nên một màn chắn bảo vệ trên cầu nối trao đổi dữ liệu thông tin từ trang web đến trình duyệt người dùng. Chứng chỉ này luôn thay đổi “mật khẩu” khi thực hiện lệnh trao đổi thông tin. Do đó, các hacker sẽ không thể phá khóa được dù cho họ có sở hữu dữ liệu của server lưu trữ chứng nhận kỹ thuật.

Các loại chứng chỉ bảo mật SSL phổ biến hiện nay

Dựa trên mức độ xác thực

Chứng chỉ xác thực tên miền (DV)

Đây là chứng chỉ được kiểm tra và đăng ký tên miền thông qua email hoặc hồ sơ DNS. Chứng chỉ DV thường được khuyến nghị sử dụng nhằm mục đích bảo vệ các thông tin nội bộ, đặc biệt phù hợp cho các cá nhân không thuộc tổ chức hoặc không quan tâm nhiều đến vấn đề bảo mật, được lấy khá dễ, đôi khi chỉ trong vài phút hoặc một giờ.

Chứng chỉ xác thực tổ chức (OV)

Đây là loại chứng chỉ SSL được tin cậy, để có thể xác thực chứng chỉ này, bạn phải có giấy phép đăng ký kinh doanh được cấp bởi nhà nước. So với chứng chỉ DV, chứng chỉ OV không hơn nhiều về độ bảo mật.

Tuy nhiên, điểm khác biệt chủ yếu đó là chứng chỉ OV được xác thực bởi các nhà cung cấp chứng chỉ. Thời gian để làm loại chứng chỉ này thường mất từ 2-3 ngày làm việc.

Chứng chỉ xác thực mở rộng (EV)

Với những khách hàng thật sự am hiểu về ngành thương mại điện tử, họ sẽ biết đến loại chứng chỉ này. Khi mua hàng trên trang web được cung cấp chứng chỉ EV, khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn. Khác với OV và DV, chứng chỉ EV sẽ phải trải qua một quá trình xác thực nghiêm ngặt trước khi được cấp.

Chứng chỉ EV sẽ hiển thị trên thanh địa chỉ HTTPS màu xanh lá cây (bạn có thể dễ dàng nhận thấy ở các website uy tín về ngân hàng). Loại chứng chỉ này sẽ hỗ trợ ngăn chặn người dùng lừa đảo mạo danh hoặc lừa đảo trên trang web của bạn, thường mất khoảng 7-10 ngày để kích hoạt. Bạn có thể tham khảo chứng chỉ này tại mona host để được tư vấn kỹ càng nhé.

Dựa trên số lượng tên miền và tên miền phụ bạn muốn

Chứng chỉ Single Name SSL

Sẽ chỉ có một tên miền được đảm bảo bằng loại chứng chỉ SSL này. Chẳng hạn: nếu bạn mua cho abc.com, nó sẽ không được bảo mật cho các trang như 123.abc.com và ngược lại. Chứng chỉ Single Name SSL chỉ bảo đảm cho một subdomain.

Chứng chỉ Wildcard SSL

Loại chứng chỉ này có khả năng đảm bảo sự không giới hạn các subdomain và một tên miền duy nhất. Ví dụ: khi bạn mua chứng chỉ SSL cho trang web webhotel.vn, chứng chỉ này cũng sẽ được phép sử dụng cho các domain như webhotel.vn/abc/xyz.

Chứng chỉ SSL Multi – domain

Khác với Single Name SSL và Wildcard SSL, SSL Multi – domain hỗ trợ tất cả các loại tên miền và subdomain khác nhau.

Trên đây là những loại chứng chỉ SSL cơ bản mà chúng tôi đã giới thiệu nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về các hình thức đang được bảo mật hiện nay. Đối với website du lịch, tùy vào hình thức kinh doanh mà bạn có thể cân nhắc để lựa chọn loại chứng chỉ phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.

Vai trò của chứng chỉ SSL đối với website du lịch

Tăng thứ hạng website trên Google

Theo các chuyên viên SEO từ Công ty Mona Media – đơn vị cung cấp dịch vụ SEO hàng đầu hiện nay chia sẻ thì Google luôn đánh giá cao những website du lịch có sử dụng dịch vụ chứng chỉ SSL nhờ khả năng bảo mật cao, bảo vệ người dùng trước tình trạng hacker luôn “rình rập” như hiện nay. Chứng chỉ SSL là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp Google chấm điểm thứ hạng cao hơn cho trang web của bạn.

Google sẽ đòi hỏi khá nhiều tiêu chí khi đánh giá một trang web nhằm giúp người dùng có thể tiếp cận những nội dung chất lượng, phù hợp với nhu cầu cũng như đảm bảo được tính an toàn.

Chính vì lý do này mà mọi giao thức bảo mật đều được Google cảnh báo đến các quản trị viên trang web để họ xem xét, khắc phục lỗ hổng bảo mật, đồng thời ngăn chặn các hacker đang hoành hành với mục đích xấu.

Tăng cường bảo mật cho trình duyệt

Chứng chỉ SSL có khả năng mã hóa toàn bộ những dữ liệu trong quá trình trao đổi giữa website du lịch và người dùng. Từ đó giúp bảo vệ thông tin khách hàng không bị rò rỉ ra bên ngoài, giảm thiểu nguy cơ thiệt hại khi website bị hacker tấn công.

Mỗi chứng chỉ SSL được tích hợp trên mỗi website là khác nhau, đều được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phát cho doanh nghiệp đã đăng ký có danh tính rõ ràng.

Nâng cao uy tín cho trang web

Khi đã sở hữu chứng chỉ SSL, website du lịch của bạn sẽ được bảo vệ an toàn trước hacker. Vì thế, bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc bị đánh cắp dữ liệu, bao gồm cả thông tin khách hàng để lại trên trang web. Từ đó cũng giúp nâng cao uy tín của website trong mắt người dùng và Google.

Gia tăng lưu lượng truy cập

Trang web du lịch khi được tích hợp chứng chỉ SSL không những đảm bảo an toàn cho website không bị đánh sập bởi hacker mà còn hỗ trợ người dùng truy cập an toàn, đồng thời giúp cho lưu lượng truy cập vào website tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng.

Bên cạnh đó, việc Google xếp thứ hạng cao cho trang web có chứng chỉ SSL cũng giúp cho website nhanh chóng thu hút được lượng truy cập chất lượng hơn.

Thúc đẩy khả năng chuyển đổi

Dựa theo thống kê từ GlobalSign, có đến 90% người tham gia khảo sát trả lời rằng nếu họ nhận thấy một website không đảm bảo an toàn, đặc biệt là không có chứng chỉ SSL được thông báo ở phía trên trình duyệt thì họ sẽ không để lại bất kỳ thông tin gì trên trang web đó, bởi rủi ro để lộ thông tin cá nhân sẽ rất cao.

Thông qua đó, chúng ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của chứng chỉ SSL đối với website du lịch là rất lớn, nhất là khi đề cập đến hành vi mua hàng của người dùng cũng như việc để lại thông tin trên trang web. Chính vì thế, việc bạn có thể giữ chân khách hàng hay không cũng phụ thuộc một phần vào độ bảo mật của trang web.

Hy vọng những chia sẻ trên của Du lịch Nam Định đã giúp bạn rõ hơn về chứng chỉ SSL cũng như vai trò của loại chứng chỉ này khi thiết kế web du lịch. Mong rằng bạn sẽ có thể xây dựng website du lịch của doanh nghiệp mình ngày càng phát triển và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.