Giá trị lịch sử – văn hóa của di tích lịch sử quốc gia đình Bườn

di tich dinh Buon
82 / 100 SEO Score

Ngay trong bài viết này, bạn hãy cùng theo chúng tôi tìm hiểu về di tích lịch sử quốc gia đình Bườn, một trong những di tích lịch sử nổi tiếng ở nước ta nói chung và xã Mỹ Thắng nói riêng.

Nếu bạn chưa hiểu hết và đang có ý định đến nơi đây thì đừng bỏ lỡ bài viết này của chúng tôi nhé.

Tìm hiểu về di tích lịch sử – văn hóa và di tích lịch sử quốc gia đình Bườn

Xã Mỹ Thắng thuộc Mỹ Lộc được biết đến là một trong những xã có khoảng gần 50 di tích lịch s bao gồm các ngôi đình, chùa, đền, phủ, lăng miếu và từ đường dòng họ. Nơi đây được bộ văn hóa- thể thao và du lịch xếp hạng di tích lịch sử đình Bườn trở thành lịch sử quốc gia vào ngày 28/2/2015.

Di tích lịch sử quốc gia đình Bườn được biết đến là nơi có các di tích lăng mộ khá nổi tiếng phải kể đến lăng mộ của Đàm Hoàng Thái Hậu, miếu trúc thời tướng quân Phùng Gia và lăng mộ tướng quân Cao Mộc,.. tất cả đều được xây dựng ở trên khu đồn Binh Anh Biện của Đinh Bộ Lĩnh.

di tich dinh Buon

Nơi đây còn được biết đến là một trong những căn cứ quan trọng trong quá trình tích trữ lương thực, là nơi chiêu mộ binh sĩ giúp cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và thống nhất đất nước.

Khu di tích lịch sử đình Bườn là nơi mang đến sự uy nghi, sáng lệ mà bạn không nên bỏ qua. Nếu bạn chưa từng đặt chân đến nơi này thì hãy nhanh chóng đến đây 1 lần đi nhé, chắc chắn bạn sẽ còn quay lại nhiều lần sau nữa đấy.

Căn cứ vào hồ sơ di tích, thần tích, đạo sắc phong, đại tự và câu đối tại địa phương nơi đây thì đình Bườn là nơi thờ Đàm Hoàng Thái Hậu cũng chính là mẹ của Vua Đinh Tiên Hoàng cùng với hai tướng quân là Vua Đình với Phùng Gia tướng quân.

Về di tích đình Bườn thì được xây dựng theo hướng Đông Nam, có 2 tòa chính là tiền đường và cung cấp tạ nên bình đồ kiến trúc theo hình chữ NHỊ.

Tại nghị môn thì được tạo nên bởi hệ thống đồng trụ xây gạch bằng vữa. Tòa nhà có diện tích dài khoảng 18.50m và rộng lên đến 9.50m kết hợp với hai mái lợp ngói nam. Đây chính là một trong những công trình kiến trúc được xem là đồ sộ, với cách dựng theo kiểu 4 hàng cột. Mỗi một cột đều được đặt trên chân tảng đá vuông được chạm khắc vô cùng tinh xảo.

Còn tại tòa cung cấp với 3 gian xây cuốn cùng với hệ thống vỉ kèo, với gian giữa được đặt khám cùng với bài vị của Đàm Hoàng Thái Hậu, riêng với gian phía tây thì đặt ngai và bị thời của tướng quân Cao Mọc và phía đông còn lại thờ tướng quân Phùng Gia.

Lăng mộ của Đàm Hoàng Thái Hậu so với đình Bườn có khoảng cách lên đến 500m về phía Bắc nằm trên khuôn viên 530m2. Lăng mộ được xây theo hình chữ chữ nhật, ở trước mộ và khám bàn thờ theo kiểu 2 tầng 8 mái. Tuy nhiên với lăng mộ của Cao Mộc thì cách đình Bườn 700m theo hướng Đông Nam với diện tích 168m2.

Khám thờ được thiết kế với kiểu quay ra mộ cũng xây 2 tầng và 8 mái. Tuy nhiên, trên cổ đẳng có nhấn đại từ chữ Hán có ý nghĩa tưởng nhớ ơn đức của người xưa. Và cuối cùng là miệ trúc cách đình Bườn khoảng 700m hoe hướng Bắc có diện tích là 200m2 và cách thiết kế của miếu theo dạng hình chữ Nhất có 3 gian quay dọc.

Giá trị lịch sử – văn hóa của di tích lịch sử quốc gia đình Bườn

Theo các nhà khoa học đã tìm hiểu và nghiên cứu xác định vào thế kỷ X, Nam Định không chỉ là một đại bản doanh của sứ quân Trần Công Minh mà là địa bàn chịu ảnh hưởng khá sâu của nhiều sứ quân khác như Kiều Công Hán, Phạm Bạch Hổ, Ngô Nhật Khánh,..

Tuy nhiên, với tài thao lược, tài trí khôn người thì Đinh Bộ Lĩnh cũng đã thu phục được nhiều người đi theo và tham gia nghĩa quân. Chưa dừng lại ở đó, ông cũng cử nhiều tướng lĩnh đi sang Nam Định chiêu mộ các quân sĩ, tổ chức và xây dựng lực lượng và chuẩn bị căn cứ cho một trận chiến thống nhất đất nước.

di tich dinh Buon

Với sự xuất hiện của mẹ vua Đinh cũng như các di tích liên quan đã làm cho đình Bườn đã đặc biệt lại càng trở nên đặc biệt hơn nữa. Đây được biết đến là một trong những căn cứ khá quan trọng nhất là trong thời kỳ đầu trong chiêu binh và là bước ngoặt tạo nên sự thành công trong công cuộc xây dựng, thống nhất đất nước.

Mỗi một năm tại nơi đây, nhân dân đều mở hội vào các ngày kỵ của Đàn Hoàng Thái Hậu, tướng quân Phùng Gia và tướng quân Cao Mộc kết hợp với các nghi thức rước nước, rước kiệu, lễ cầu mát và các trò chơi dân gian khác chẳng hạn “ trò chơi cờ lau trận giả” của Đinh Bộ Lĩnh lúc còn nhỏ, mở ra các cuộc thi “ thi lợn, thi xôi).

Những điều này đã góp phần giáo dục giữ gìn nét truyền thống, văn hóa quý báu và biết ơn với những người có công với cách mạng, với làng và với nước.

Các công tác đẩy mạnh trong bảo vệ di tích lịch sử quốc gia Bườn

Trong thời gian qua thì đảng ủy cùng với UBND xã Mỹ Thắng đã và đang tập trung và chỉ đạo đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền và bảo tồn di sản văn hóa, nét truyền thống nơi đây.

Khi khu di tích đình Bườn được biết đến và công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2005 thì không lâu sau đó xã Mỹ Thắng cũng đã thành lập ban quản lý di tích, tổ chức phiên âm và dịch nghĩa các văn tự Hán cũng như tổ chức công khai, giúp cho người dân, khách du lịch đến tham quan để họ có thể đọc và hiểu được nguồn gốc lịch sử, giá trị văn hóa.

Không những thế mà ban quản lý di tích lịch sử thường xuyên phối hợp với các cơ sở giáo dục như trường học để tiến hành dọn vệ sinh nơi đây, từ đó giúp cho các em có ý thức bảo vệ môi trường, biết đến những người anh hùng đi trước từ đó rèn luyện bản thân mình tiếp nối truyền thống ông cha ta.

Ngoài ra, việc bảo tồn nét truyền thống văn hóa, các di tích lịch sử cũng được thực hiện đúng với luật mà di sản văn hóa đặt ra nhằm bảo đảm được chất lượng và giữ gìn kiến trúc cổ gốc, thể hiện tiêu biểu nhất là đèn dắc và chùa sắc tu.

Trong đó, đền sắc đã được tu bổ lại với kinh phí chi trả trên 10 tỷ đồng, đình Mỹ Trùng chỉ khoảng 2 tỷ còn chùa Sắc hết 4 tỷ cùng với các loại chìa khác như chùa đoài, chùa kim, chùa thịnh, chùa nội được tôn tạo chỉ mất khoảng 300 -> 500 triệu.

Tuy nhiên, theo UBND xã Mỹ Thắng còn cho biết thêm: Thời gian tới đây, xã sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kêu gọi sự quan tâm từ các cấp, các ngành, các ban lãnh đạo cũng như trách nhiệm của mỗi người dân nơi đây trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Hơn nữa, chúng tôi còn tiếp tục tăng cường kiểm tra, đôn đốc và thực hiện các chính sách trong xây dựng, tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao và khôi phục các trò chơi theo hình thức diễn xướng nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

Kết luận

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn cũng đã hiểu hơn về phần nào các bản sắc văn hóa Việt Nam ta cùng với khu di tích lịch sử đình Bườn, mang tới cho bạn nhiều trải nghiệm khi bạn đến nơi đây.

Nếu bạn chưa có cơ hội thì hãy thử một lần đến nơi này bạn nhé.

Xem thêm: Những địa điểm không thể bỏ qua khi tới Nam Định

Theo dõi chúng tôi qua Fanpage: Du lịch Nam Định