Nhắc đến lễ hội, trò chơi tổ tôm điếm thì thường sẽ có câu châm ngôn “làm trai phải biết đánh tổ tôm, uống chè Mạn Hảo và xem nôm Thúy Kiều” Đây là câu nói một khá phổ biến tạo được nét đặc sắc, vui tươi trong các ngày lễ nhất là tết ở miền Bắc.
Hơn nữa tổ tôm điếm từng là trò chơi khá thú vị của biết bao nhiêu con người nơi đây. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về nét đặc sắc, trò chơi dân dân gian này thì hãy tìm hiểu tiếp sau đây nhé.
Lễ hội tổ tôm là gì?
Có thể nói rằng tổ tôm điếm chính là một bộ môn thể thao giúp cho con người phát triển về mặt trí tuệ phổ biến ở vùng Kinh Bắc nhất là trong các dịp lễ hội lớn như Kinh Dương Vương – Thuận Thành, Hội Lim – Tiên Du và Đền Đô – Từ Sơn.
Vào năm 1993 thì tổ tôm điếm được dựng lên khá công phu tại Đình Cả, Nội Duệ – Tiên Du, cho đến thời điếm hiện tại thì tổ tôm điếm đã được phát triển khá mạnh mẽ tại các địa phương ở trong và ngoài tỉnh và đây chính là sân chơi khá bổ ích, giúp cho việc rèn luyện trí tuệ, sự nhẫn nại, sức khỏe bền bỉ và dẻo dai và hơn nữa còn giúp giữ gìn nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp.
Tuy nhiên, tiên tại buổi lễ khai mạc thì ban đại diện hội nghị người cao tuổi cũng đã tặng giấy khen và đồng thời động viên các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác và rèn luyện sức khỏe nhằm hưởng ứng phong trào tuổi trẻ tài cao vào năm 2019.
Sau buổi lễ khai mạc thì ban tổ chức sẽ tiến hành tổ chức cho các câu lạc bộ thi đấu trên 4 sân chơi, và cuộc thi này sẽ diễn ra trong khoảng 2 ngày được chia thành 3 vòng đấu loại khác nhau có bán kết và chung kết.
Tuy nhiên, mỗi một trận đấu sẽ diễn ra trong vòng 90 -> 120 phút với 13 ->15 ván. Khi kết thúc thì ban tổ chức sẽ trao giải cho các đội đạt được thành tích cao.
Vậy nên có thể nói rằng tổ tôm chính là một thú chơi khá tao nhã và là loại hình giải trí tốt cho sức khỏe, tinh thần mà bạn không nên bỏ qua.
Nét văn hóa đặc sắc của lễ hội tổ tôm
Cuộc thi tổ tôm điếm chính là nét văn hóa dân gian đã qua nhiều đời và được nhiều thi nhân như Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Trần Tế Xương có thơ tự trào.
Tuy nhiên, khi ngồi chơi tổ tôm điếm thì người chơi thường thể hiện được tư chất của mình, thể hiện giao tiếp, tế nhị và sự bình đẳng giữa người với người.
Trước kia, mối khi gia đình nào có việc lớn như đám cưới, mừng nhà mới hay đám ma thì gia chủ thường trải chiếu rồi pha nước mời trầu thuốc để hầu các cụ chơi tổ tô qua đêm.
Theo quan niệm thì gia chủ nào được các cụ chơi thâu đêm là may mắn và là vinh dự lớn lắm.Và trò chơi này dần dần được xem là một loại nghệ thuật văn hóa.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh cũng như điều kiện kinh tế thì tổ tôm dần bị phai một đi cho mãi đến năm 1993 thì tổ tôm mới thịnh hành trở lại. Kể từ đó, nhiều người bắt đầu chơi tổ tôm hơn, không chỉ tổ chức tại các lễ hội mà còn mở rộng ra các hội làng lớn để cho mọi người đều có thể tham gia.
So với dân ca quan họ thì tổ tôm cũng là một trong bộ môn được trình diễn vào ngày hội văn hóa dân tộc Việt Nam lần thứ nhất ở Đồng Mô vào 19/04/2009 và được chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho phép biểu diễn tại công viên bách thảo nhân dịp chào mừng lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long _ Hà Nội tháng 10/ 2010.
Cách chơi tổ tôm
Với bộ môn tổ tôm điếm thì tổng thể có hơn 120 quân bài cùng với 30 chủng loại khác nhau, tuy nhiên ở mỗi loại sẽ có 4 quân giống nhau. Nhưng mỗi quân bài sẽ có in hình ảnh đồ vật, cành hoa dựa vào lối tranh mộc bản.
Hơn nữa, ở mỗi đầu của quân bài sẽ có hình hoa cách điệu với 2 chữ “ nho”, với chữ chất bài gồm “ vạn – văn- sách” cùng với chữ được xếp theo thứ tự từ `->9 đó là cửu.
Với 3 chất còn có 3 quân “ yêu” đó là ông cụ, lang thang với chi chi, các quân này được xem như là những quân hàng nhất lấy tên gọi yêu để tiện khi đọc.
Các quân bài đều được in trên giấy đẹp, bìa cứng có kích thước khá lớn khoảng 5 x 20cm và có 2 bộ bài luân phiên kèm theo 2 màu khác nhau. Và hơn nữa tổ tôm điếm thường được tổ chức công khai, khoa học và chặt chẽ trên một khu vực hay sân chơi nào đó có diện tích tầm 30 đến 50m2.
Một số điều lưu ý khi chơi tổ tôm điếm
Trong bất kỳ một trò chơi nào đó cũng phải có nguyên tắc riêng và tổ tôm điếm cũng không ngoại lệ. Sau đây là một số lưu ý khi chơi tổ tôm điếm mà bạn nên lưu ý:
- Về chủ điếm với các thành viên chơi tọa lạc độc lập trong khoảng 5 ngôi điếm hay theo kiểu đơn giản nhất cũng là 5 chiếc bàn cao ráo có ghế ngồi chỉnh tề và ngay ngắn.
- Đặc biệt, với trò chơi thi tổ tôm thì mọi người đều thể hiện sự văn minh và nghiêm túc của mình trong việc thưởng và phạt. Đương nhiên sẽ không mang tính chất cờ bạc, sát phạt nhau mà chỉ là sân chơi cho mọi người giải trí, phát huy tài năng của mình mà thôi.
- Trò chơi này dựa trên nguyên tắc đủ bài, đủ lưng, cơ sở ăn 1 đánh 1, sáng tạo xử lý các nước bài nhanh chóng và ù đúng thời cơ.
Kết luận
Vậy là chúng tôi cũng đã mang đến cho bạn các thông tin về trò chơi, lễ hội tổ tôm điếm và là nét văn hóa đặc sắc trong các lễ hội xưa. Mong rằng mọi người có thể phát huy và duy trì trò chơi này đừng để bị phai một đi.
Mong rằng với thông tin trên sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về tổ tôm điếm.
Xem thêm: Văn hóa Lễ hội Đền Trần Nam Định
Theo dõi chúng tôi qua Fanpage : Du lịch Nam Định