Văn hóa Lễ hội Đền Trần Nam Định

85 / 100 SEO Score

Giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Đền Trần Nam Định

Lễ tục khai ấn đầu mùa xuân diễn ra hàng năm đêm 14 rạng sáng 15 tháng Giêng âm lịch. Lễ khai ấn là một trong số phong tục từ lâu đời với chỉ riêng Nam Định phát triển thanh tập phong tục tập quán phổ biến trên toàn nước. Ngày càng trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc biệt – hấp dẫn, thu hút nhiều người dần địa phương và nhiều vùng miền trên cả nước tham gia. Là lễ hội thể hiện tri ân của người dần tới các vị vua anh minh, tướng tài ba và anh hình dân tộc có công với nước bằng nghi thức mô tả lại nghi lễ triều chính. Lễ hội khơi dậy niềm tự hào về hào khí Đông A của quân dân Đại Việt ba lần đại thắng quân Nguyên – Mông xâm lược. Những bài học về tinh thần đoàn kết, về kế sách giữ nước, dựng nước của quân dân nhà Trần đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc: “vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức”, “khoan thư sức dân là kế sâu bền gốc rễ” sẽ còn mãi là những bài học quý báu của dân tộc ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Vì vậy, thông qua các hoạt động lễ nghi của lễ hội đã khích lệ tinh thần đoàn kết, tình cảm gắn bố những thành viên trong cộng đồng để giúp đỡ nhau xây dựng quê hương – đât nước phát triển.

Lễ hội khai ân

Trước kia vào dịp lễ đầu Xuân, cùng với đó là lễ khai ấn ở khu di tích người dân địa phương còn tổ chức đa dạng nghi lễ và trò chơi dân gian như: Tế cá, cờ tướng, rước nước,… Mặc dù, lễ khai ấn chính thức bắt đầu vào đêm 14 ráng sáng 15 tháng Giêng nhưng diễn ra từ ngày 30 tháng Chạp, nhất là mồng một Tết nhân dân từ khắp nới đã đổ dồn về khu di tích đền họ Trần, chùa Phổ Minh để lễ Vua, Lễ Phật và cầu mong cho năm mới ann khang thịnh vượng.

Từ lâu người dân Nam Định và đồng bằng Bắc Bộ đã truyền tụng câu ca “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. “Tháng Tám giỗ Cha” đã đi sâu vào tâm thức mỗi người trở thành tập tục văn hóa truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, điểm hẹn thiêng liêng của nhân dân cả nước.

Ngoài ra, những nghị thức tế lễ trường thông, trong thời gian diễn ra lễ hội còn diễn ra những sinh hoạt mang tính tâm linh như: trừ ta,cầu cho tai qua nạn khỏi, hầu đồng,.. Bởi dựa quan niệm người xưa, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là vị anh hùng dân tộc chống giặc xăm lược mà đã từ rất lâu ngài được gọi là Cửu Thiên Vũ Đế, vị Thánh bất tử giúp người dân qua mọi tai ương – bệnh tất.

Đến với lễ hội ở khu di tích đền họ Trần – chùa Phổ Minh người dân không chỉ thỏa mãn ước muốn cầu may – phúc mà điều quan trọng hơn họ còn được ngắm nhìn vẻ đẹp của khu di tích. Từ công trình kiến trúc – cảnh quan từ các dấu vết vật chất còn tồn tại của khu di tích này là các hiện vật, chân tảng đá, ngói, gốm sứ, đồ gạch hay nền móng của cung điện Trùng  Hoa – Trùng Quang dần phát lộ qua các cuộc thăm dò – khai quạt khảo cổ sẽ phần nào tái hiện trong sáng tạo của mỗi người về thời đại huy hoàng – oanh liệt về võ công, văn trị – thời đại nhà họ Trần. Là không gian các điều kiện tốt nhất để lễ hội có sức  sống lâu bền theo thời gian.

Vương triều Trần (1225-1400) là một vương triều có vị thế đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Hơn 700 năm qua, các vua Trần và Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn được các thế hệ người Việt Nam thờ phụng tại các di tích như Đền Trần Nam Định, Trần Thương (Hà Nam), Cửa Ông (Quảng Ninh), Hưng Hà (Thái Bình) v.v… Chưa kể, triều Trần còn là một thành tố trong tín ngưỡng thờ Mẫu: ban Trần Triều, tồn tại và phát triển ở mọi vùng đất nước. Trong gần 8000 lễ hội dân gian ở Việt Nam, lễ hội Đền Trần là một di sản văn hóa phi vật thể có nhiều giá trị đặc sắc. Bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội Đền Trần không chỉ là một hoạt động văn hóa, mà còn là sự  thể hiện niềm tự hào của chúng ta với trang sử vàng của dân tộc Việt Nam mà nhà Trần và người dân Đại Việt đã viết lên, là sự tri ân của chúng ta với tổ tiên,với các thế hệ tiền nhân.

Các biện pháp bảo vệ Di sản trong thời gian qua

Trong vài năm trở lại đây, lễ hội tháng Giêng ở Đền Trần, Nam Định đã trở thành một chủ đề được nhắc tới thường xuyên trên các phương tiện truyền thông với sự tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Qui mô của lễ hội càng lớn, càng thu hút đông đảo người dân tham gia thì sự quan tâm chú ý của cộng đồng dành cho nó cũng ngày càng gia tăng. Trong số hàng nghìn lễ hội đang diễn ra trên khắp đất nước, lễ hội Đền Trần thu hút sự chú ý đặc biệt và được nhắc tới như một sự kiện nổi bật trong khoảng thời gian đầu năm. Những mặt tích cực và hạn chế của sự kiện này được bàn luận sôi nổi trên các phương tiện thông tin đại chúng với những ý kiến trái chiều nhau, thể hiện phần nào thực trạng của công tác tổ chức và quản lý lễ hội cũng như nhu cầu thay đổi và tìm ra một phương thức quản lý thích hợp hơn đối với lễ hội Đền Trần nói riêng và lễ hội ở Việt Nam nói chung.

lễ hội đền trần 1

Nhiều đề tài khoa học, các cuộc hội thảo khoa học liên quan đến di tích, lễ hội để làm sáng tỏ giá trị của di tích và lễ hội đền Trần, gồm:

  • Ngày 8 và 9 tháng 9 năm 1995, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nam Hà (nay là Nam Định) tổ chức Hội thảo khoa học Thời Trần và Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà. Hội thảo đã có 36 tham luận của các nhà nghiên cứu trung ương đến từ các vụ, viện nghiên cứu và địa phương Nam Định. Hội thảo đã thống nhất đánh giá vai trò, vị thế của vương triều Trần trong các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội, đặc biệt là việc nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, công lao của người anh hùng dân tộc Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Định.
  • Năm 2006, Sở VHTT thực hiện Đề tài khoa học cấp tỉnh Lễ hội và những giải pháp quản lý lễ hội của địa bản tỉnh Nam Định nhằm nghiêm cứu đánh giá thực trạng, giá trị và đề ra những biện pháp tích cực trong việc tổ chức, quản lý và phát huy các giá trị của lễ hội, trong đó có lễ hội đền Trần tại phường Lộc Vượng, TP.Nam Định.
  • Ngày 4 tháng 7 năm 2009, được sự đồng ý của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định và Bộ VHTT&DL, Sở VHTT&DL Nam Định phối hợp với UBND TP.Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học: Lễ khai ấn đầu Xuân tại đền họ Trần Nam Định, giá trị – pháp bảo tồn, phát huyên văn hóa truyền thống dân tộc. Khai ấn đầu năm tại đền Trần Nam Định.
  • 09/2011, Tỉnh UBND tỉnh Nam Định tổ chức hội thảo khoa học: Luận cứ  khoa học tổ chức kỷ niệm 750 Thiên Trường – Nam Định. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều học giả ở trung ương, nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh. Nội dung các tham luận tập trung làm rõ khẳng định vai trò, vị thế và những mốc son lịch sử của mảnh đất Thiên Trường – Nam Định dưới thời Trần. Là cơ sở khoa học – pháp lý làm tiền đề năm 2012 UBND tỉnh Nam Định tổ chức lễ kỷ niệm 750 năm Thiên Trường – Nam Định

Trong hai năm 2010 – 2011, Lễ hội khai ấn Đền Trần là trọng tâm của nhiều luồng ý kiến trong nhân dân và các nhà khoa học, khiến dư luận bức xúc, các nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử phải lên tiếng, có những ý kiến đề nghị chấm dứt lễ khai ấn và phát ấn.

Từ thực tế đó, tháng 3 năm 2011, lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã làm việc với UBND tỉnh Nam Định về những vấn đề của lễ hội, sau đó lãnh đạo Bộ đã giao nhiệm vụ cho Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tư vấn cùng với Sở VHTTDL, UBND thành phố Nam Định nghiên cứu xây dựng Đề án đổi mới Lễ hội Đền Trần trình UBND tỉnh Nam Định phê duyệt. Mô hình quản lý tổ chức lễ hội cho năm 2012, như một sự thử nghiệm về sự thay đổi trong cách tổ chức quản lý lễ hội.

Phương án cuối cùng được chọn là vẫn tổ chức lễ Khai ấn như thường lệ, phát ấn vào sáng ngày 15 tháng Giêng, kéo dài hết tháng Giêng, trên cơ sở thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường, làm tốt công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động lễ hội.

Với các nguyên tắc thực hiện:

  • Giữ nguyên những nghi thức dân gian, truyền thống.
  • Hạn chế sự tham gia của các quan chức Nhà nước tham gia.
  • Nếu tổ chức phát ấn, công đức là tùy tâm, tách hoạt động phát ấn và hành vi công đức của khách tham dự vào những không gian khác nhau.
  • Số lượng ấn phát ra không giới hạn, ai cũng được nhận ấn (nếu có nhu cầu).

Mô hình thử nghiệm đã cho thấy khá thành công trong mùa lễ hội 2012:

  • Qua phản ánh của báo chí cũng như ý kiến người dân, mô hình lễ hội 2012 đã thu được những thành quả tốt, khắc phục được những nhược điểm căn bản của những mùa lễ hội trước đây. Đặc biệt là đã giải quyết được tình trạng chen lấn, dẫm đạp để tranh cướp ấn, một thực tế gây nhiều ý kiến bức xúc những năm trước đây.
  • Dư luận đánh giá cao hiệu quả của mô hình lễ hội 2012, với sự đồng thuận cao cho việc thay đổi mô hình phát ấn từ ngày hôm sau (15AL) và kéo dài cho đến hết tháng giêng.
  • Báo chí phản ánh nhiều vấn đề khác của lễ hội như nạ ăn xin, ăn mày, nạn tranh cướp lộc thánh, chặt chém du khách… nhưng những tệ nạn này cũng đã được ban tổ chức giải quyết tương đối ngay những ngày hôm sau của lễ hội. Và công tác quản lý, tổ chức lễ hội đã được người dân đánh giá khá cao.

Như vậy, có thể thấy, mô hình thử nghiệm năm 2012 đã đạt được hầu hết các yêu cầu đặt ra ban đầu trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội, mặc dù vẫn còn những điểm cần khắc phục.

Chính vì khu vực này là khu vực quan trọng lưu giữ di sản văn hóa liên quan đến vương triều Trần, do vậy, từ năm 2005, Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, trong những năm gần đây, lễ hội đền Trần Nam Định được cộng đồng và chính quyền địa phương quan tâm tổ chức ngày càng quy mô, hấp dẫn, một mặt duy trì, bảo tồn những giá trị truyền thống, đồng thời từng bước phục hồi lại những lễ nghi truyền thống, mang tính đặc trưng bản sắc, sáng tạo và tổ chức thêm các hoạt động văn hóa mới, phù hợp với cuộc sống đương đại. Lễ hội đền Trần Nam Định đã được các cấp chính quyền quy hoạch, kết nối cùng với các di sản văn hóa khác trong khu vực và trên địa bàn tỉnh, tạo thành các tuyến, điểm tham quan du lịch hấp dẫn ở Việt Nam nói chung và ở Nam Định nói riêng. Lễ hội đền Trần Nam Định cùng với Lễ hội Phủ Dầy (Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ) thực sự đã trở thành một sản phẩm văn hóa, du lịch mang đặc trưng tiêu biểu của tỉnh Nam Định. Cả 2 lễ hội này đã được Bộ VHTTDL đưa vòa Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

( Theo Hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Đền Trần Nam Định, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định)