Nước thải công nghiệp sẽ gây hại cho môi trường, nếu xử lý sai cách. Trường hợp nước thải chứa chất gây ô nhiễm như kim loại nặng, chất độc hại thì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, hệ sinh thái. Vậy tiêu chuẩn nước thải công nghiệp là gì? Cách xử lý ra sao? Để biết câu trả lời thì bạn hãy theo dõi bài viết của Du lịch Nam Định dưới đây.
Nước thải công nghiệp là gì?
Nước thải công nghiệp là nước được thải từ quá trình sản xuất, được xử lý trong nhà máy, cơ sở công nghiệp khác. Nếu xử lý sai cách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và môi trường. Hoặc bạn có thể hiểu nước thải công nghiệp là nước được xả ra từ nhà máy, nhà xưởng. Nước này sẽ bao gồm chất thải từ quá trình sản xuất, chất làm mát, chất giải nhiệt hay chất hóa học.
Lý do bạn phải xử lý nước thải công nghiệp?
Như bạn đã thấy đấy, nước thải công nghiệp được thải ra từ quá trình sản xuất và chế biến. Chúng sẽ tiếp nhận ở hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, sống suốt hay ao hồ và môi trường biển. Thực tế cho thấy, nước thải của các ngành công nghiệp sẽ có độ pH từ 9 -> 11, trong đó chỉ số hóa học là COD và chỉ số oxy sinh hóa là BOD. Ngoài ra, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn so với quy định. Với những loại nước thải có chứa NH3 + ( >84 lần), chất Xyanua và H2S ( > 4.2 lần) sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vô cùng.
Chính vì thế mà việc xử lý nước thải công nghiệp là công việc cấp bách hiện tại. Đây là điều mà các ngành công nghiệp và toàn xã hội chung tay xử lý. Hiện tại, các cơ quan tài nguyên và môi trường đang đề ra các phương án ngăn chặn. Cụ thể như lắp đặt hệ thống xử lý nước thải công nghiệp không để tuồn chất thải ra môi trường trực tiếp, mà không qua xử lý.
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A và B là gì?
Theo như quy định, tất cả các cơ sở sản xuất bắt buộc tuân theo tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B và loại A. Bao gồm chỉ số ô nhiễm trước khi thải ra môi trường hay nguồn tiếp nhận khác. Đây không chỉ là điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp phát triển mà còn góp phần bảo vệ cho môi trường sống. Dựa vào các chỉ tiêu trong xử lý nước thải công nghiệp, theo Quy chuẩn Việt Nam 40:2011/BTNMT. Khi này, mọi ngành công nghiệp khi xả phải đáp ứng được mọi yêu cầu cơ bản, bao gồm
- Thiết kế xây dựng hệ thống thu gom.
- Tiến hành xử lý nước thải đúng quy chuẩn nước thải công nghiệp.
- Phân tích và kiểm tra tình trạng nước thải trước khi tiến hành xả ra môi trường.
Khi nào thì nên áp dụng loại A và loại B
Có rất nhiều người vẫn đang thắc mắc, không biết khi nào áp dụng tiêu chuẩn nước thải loại A và áp dụng loại B. Để biết khi nào nên áp dụng, thì bạn hãy tham khảo loại A và loại B chi tiết dưới đây.
- Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A: Đây là chỉ số cho phép tối đa các chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp. Hoặc nguồn nước dùng, phục vụ cho sinh hoạt trong khu dân cư.
- Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B: Đây là chỉ số cho phép tối đa các chất gây ô nhiễm môi trường trong nước thải công nghiệp. Và một số nguồn nước không dùng trong sinh hoạt.
Xem thêm: Giải pháp thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng tối ưu, hiện đại
Mức độ ô nhiễm tối đa được phép xả ra môi trường
Theo quy chuẩn nước thải công nghiệp _ QCVN 40. Trước khi tiến hành xả nước thải ra môi trường, bạn phải xử lý theo đúng tiêu chuẩn. Hơn nữa, bạn bảo đảm các giá trị tối đa cho các thông số ô nhiễm môi trường trong nước thải. Khi này các thông số sẽ được tính như sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
- Cmax: Là giá trị cho phép tối đa của thông số ô nhiễm trong nước thải. Trước khi được xả ra môi trường hay xả ra nguồn nhận trực tiếp.
- C: Là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp.
- Kq: Chính là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải. Nó sẽ ứng với lưu lượng của khu vực tiếp nhận. Như ao hồ, sông mương, kênh rạch.
- Kf: Chính là hệ số lưu lượng nguồn thải. Nó tương ứng với lưu lượng nước thải từ cơ sở sản xuất, trước khi được xả vào nguồn nhận trực tiếp.
Cách xác định mức độ ô nhiễm của nước
Dựa vào giá trị thông số ô nhiễm của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Từ đó đánh giá, xác định chất lượng nguồn nước thải là loại A hay B. Trong đó gồm độ pH, COD, BOD5, kim loại nặng và Asen,.. Tất cả đều được phân tích và xác định chính xác từng loại. Khi này, các cơ sở sản xuất, ngành công nghiệp sẽ áp dụng phương pháp này để phân tích.
- Xác định nồng độ pH và nhiệt độ nước.
- Tiến hành kiểm tra và xác định màu sắc của nước thải.
- Áp dụng phương pháp pha loãng hay phương pháp không pha loãng.
- Cuối cùng trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
Xem thêm: Nguồn hàng phụ kiện làm tóc Trung Quốc GIÁ SỈ
Các công nghệ xử lý nước thải công nghiệp tiêu chuẩn hiện nay
Trước khi áp dụng công nghệ xử lý thì bạn phải có quy trình xử lý nước thải công nghiệp tiêu chuẩn. Khi này sẽ phụ thuộc vào nồng độ, tỷ lệ, tính chất và thành phần chất ô nhiễm mà sẽ có xử lý khác nhau. Hiện tại, 3 công nghệ xử lý nước thải công nghiệp phổ biến nhất là hóa học, sinh học và cơ học.
Sinh học
Đây là hình thức xử lý chất thải công nghiệp được áp dụng nhiều nhất. Nhất là đối với nguồn nước thải từ cơ sở sản xuất đồ uống, thực phẩm,… Hoặc bạn có thể hiểu, là phương pháp này phù hợp xử lý nước công nghiệp chứa chất hữu cơ. Phương pháp xử lý sinh học có chứa vi sinh vật khử chất hữu cơ độc hại. Khi này các vi sinh vật kỵ khí, hiếu khí có sẵn trong nước thải hay thêm trong quá trình xử lý.
Đặc biệt, các chất độc hại có sẵn trong nước sẽ ở dạng keo, dung dịch hay dạng huyền phù. Nó sẽ là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho vi sinh vật, giúp nó phát triển tốt. Tuy nhiên, tùy vào từng thành phần hóa chất trong nước thải mà sẽ có quy chuẩn khác nhau. Khi này các doanh nghiệp hãy tham khảo và áp dụng sao cho phù hợp. Có thể là công nghệ xử lý bằng công nghệ AAO, bằng tảo hay công nghệ Johkasou.
Cơ học
Đối với phương pháp cơ học thì được dùng với mục đích bỏ hóa chất chiếm lượng lớn trong chất thải công nghiệp. Chính vì thế mà công nghệ này được dùng trong cơ sở sản xuất, nhà máy xi măng hay lĩnh vực sản xuất.
Xem thêm: Nên mua máy photocopy loại nào để kinh doanh?
Hóa học
Phương pháp xử lý hóa học sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn tạp chất độc hại trong nước thải. Điểm nổi bật ở đây là dễ áp dụng, dễ quản lý. Hơn nữa, nó còn mang hiệu quả cao, mang tới lượng nước thải đầu ra chất lượng. Chính vì thế mà thường dùng trong nhà máy mạ kẽm, cơ sở sản xuất mực in ấn hay công ty dệt, nhuộm.
Vậy nên, nguồn nước thải này có các thành phần kim loại nặng như amoni, axit cao. Tuy nhiên, giá thành xử lý hóa học khá cao, dễ tạo ra các chất ô nhiễm khác nếu không đủ kiến thức. Có 2 phương pháp xử lý chất thải bằng công nghệ hóa học, gồm:
- Oxy hóa khử: Nó sẽ loại bỏ Clo, Ozon, Clorat Canxi, hay Bicromat Kali và cả Oxy không khí. Ngay sau khi chuyển hóa, các chất này sẽ có nồng độ thấp, sau đó tách khỏi nước thải.
- Phương pháp trung hòa: Sử dụng kiềm, axit hay vật liệu lọc axit để trung hòa nguồn nước. Qua đó, có tác dụng giảm thành phần chất độc trong nước. Đồng thời giảm mức độ ảnh hưởng từ nước tới môi trường.
Trên đây là tất tần tật các thông tin về chất thải công nghiệp, quy trình xử lý nước thải công nghiệp tại Việt Nam. Mọi người hãy cùng nhau bảo vệ môi trường sống, ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, từ những hành động nhỏ. Hy vọng với những gì mà chúng tôi mang tới trong bài viết đây, sẽ phần nào giúp bạn hiểu nước về cách xử lý nước thải công nghiệp. Nếu bạn đang gặp vấn đề về hãy đến với công ty môi trường Poly Green, đơn vị cung cấp các giải pháp môi trường tối ưu nhất.