Chắc hẳn bạn đã biết lễ hội “ chọi gà” từ lâu đã trở thành một trong những lễ hội truyền thống lớn ở Việt Nam nói chung và người dân Nam Định nói riêng. Với lễ hội “ chọi gà” đã nêu lên được ý nghĩa vô cùng to lớn, đè cao tinh thần thượng võ cũng như khuyến khích, phát triển chăn nuôi ở nơi đây.
Lễ hội chọi gà đang là một trong những trò chơi dân gian được lưu giữ đến tận ngày nay, nhưng vẫn giữ được nét vui tươi, gắn kết cộng đồng lại với nhau.
Tìm hiểu về lễ hội chọi gà tại Nam Định
Do lễ hội này cho từ xa xưa, nhưng hiện nay vẫn còn lưu giữ và ngày càng phát triển cho nên vào các ngày lễ hội thì thường sẽ tập hợp chia thành các hội khác nhau. Mỗi một hội sẽ có khoảng 10 đến 20 người sẽ chịu trách nhiệm trao đổi giống gà, các kinh nghiệm chăm sóc gà, cách rèn luyện để tạo ra giống gà chọi tốt.
Hơn nữa, để đáp ứng được nhu cầu giao lưu gà chọi thì hiện nay trên các diễn đàn trên các trang mạng xã hội đang có lượng thành viên tham gia khá đông đảo, thường là những người có đam mê với chọi gà.
Một trong những nhóm đó là:
- Hội chọi gà Nam Định có 49.000 thành viên
- Hội yêu thích gà chọi Nam Định có 5.300 thành viên
Tuy nhiên, tại mỗi huyện cũng có các diễn đàn riêng như:
- Hội gà chọi Hải Hậu
- Hội gà chọi Ý Yên
- Hội gà chọi Xuân Trường
Với Phường Lộc Vượng thuộc Thành Phố Nam Định là một trong những địa phương tập hợp rất nhiều người nuôi gà.
Xem thêm: Nghệ nguật hát Chèo của người Nam Định, nét đẹp văn hóa Lễ hội Đền Trần Nam Định
Cách chọn gà để dự thi trong lễ hội
Theo ông Trần Huy Minh là người có kinh nghiệm hơn 20 năm chơi gà và nuôi gà cho hay: Hồi còn nhỏ ông vô cùng háo hức cùng bố và các anh chị đi xem các trận đá gà vào lễ hội tháng 8, tại Đền Trần.
Hiện nay, ông đang nuôi khoảng 30 con gà chọi, trong đó có 7 con gà chọi trống dùng trong đá xới.
Có thể nói gà chọi chính là một trong những “thú: chơi khá công phu đòi hỏi người chơi phải có đam mê mãnh liệt, có thời gian và các kiến thức trong chăm sóc, rèn luyện từ nhỏ tới lớn có nghĩa là từ lúc chiến kê cho đến lúc giao chiến.
Theo kinh nghiệm lâu năm mà ông Minh chia sẻ thì:
Muốn có một giống gà chọi ưng ý thì phải chọn gà từ bố mẹ. Với gà mẹ phải là lông tốt, gà bố thì có tướng và dành nhiều giải thưởng lớn trong các trận đấu lớn nhỏ. Khi đàn gà vừa nở ra, thì người chủ sẽ chọn một con bất kỳ tách khỏi bầy và tự học cách kiếm ăn, tự sinh tồn mà không rúc vào với gà mẹ khi nằm ngủ thì đối mặt với gà mẹ.
Hoặc nếu không có điều kiện chọn gà từ lúc nhỏ thì bạn có thể dựa vào các tiêu chuẩn chọn gà thông qua:
- Dựa vào cựa nhật nguyên ( có cựa đen và cựa trắng )
- Gà lưỡng nhãn ( có hai mắt 2 màu khác nhau)
- Gà có bớt trong lưỡi hay gà tử mị ( tối khi ngủ sẽ sải chân, sải cánh và duỗi cổ như chết).
Vậy nên, dân gian thường có câu về cách chọn gà “ Đầu công, mình cốc cánh vỏ trai, “quản ngắn + đùi dài chẳng sợ ai”, khô chân gân mặt ấy là gà tài”.
Thế nhưng theo ông Minh thì Kê đá mã kỵ là loại gà phải đá, ngựa phải cưỡi thì mới biết hay hay dở được, có rất nhiều con tướng nhìn đẹp nhưng lại đá rất dở và ngược lại có những con bề ngoài không có tướng hay còn gọi là ẩn tưởng nhưng khi đá thì cực kỳ hay.
Chọn gà khá quan trọng nhưng việc chăm sóc và huấn luyện còn quan trọng hơn. Về chế độ ăn của gà luôn luôn phải tuân thủ theo một quy tắc nhất định như cho ăn một ít thóc mỗi ngày, vào buổi trưa sẽ ăn rau xanh và một ít mồi tươi trong ngày. Lượng khẩu phần ăn chỉ ở mức vừa đủ, nếu nhiều sẽ khiến cho gà béo và trở nên chậm chạp hơn.
Một đàn gà khi nuôi thành công thì chỉ chọn ra khoảng 2-3 con để vần vỗ mà thôi. Cho đến khi gà đủ 8 tháng tuổi, đợi đủ lông, đủ cánh thì mới bắt đầu vần gà.
Còn riêng với gà non thì sẽ được vần từ thấp cho đến cao. Đầu tiên sẽ là hồ bịt mỏ, bịt cựa rồi tiếp đến là đi hơi để tạo cho gà có sức chịu đựng tốt.
Sau khi vần vỗ thì tất nhiên phải om bóp cho gà trở nên săn chắc hơn theo đúng công thức gừng + riềng + nghệ+ ngải cứu.
Mỗi một con gà đều trải qua 4 lần vần, 4 lần om bóp thì mới có thể mang ra thi đấu và dĩ nhiên luôn luôn phải canh chừng cho gà không bị nhiễm bệnh, tránh rét vào mùa đông cho gà và vào mùa hè thì tránh nóng.
Thời gian tổ chức lễ hội chọi gà
Có thể nói rằng lễ hội “ chọi gà” là lễ hội có từ xa xưa và lâu đời gắn liền với văn hóa đời sống và đây là nét đẹp văn hóa truyền thống của con người Nam Định. Nếu trong cuộc thi có chủ gà chọi nào dành chiến thắng thì cả năm đó đều gặp may mắn, làm ăn phát đạt và thịnh vượng hơn.
Nhằm có thời gian chuẩn bị và mang đến những con gà chọi tốt, uy mãnh cũng như thời tiết trở nên đẹp hơn thì thời gian tổ chức lễ hội chọi gà thường diễn ra từ ngày 29/2 -> 3/3 âm lịch.
Một số câu chuyện tiêu biểu về lễ hội chọi gà tại Nam Định
Khi đến thăm gia đình của anh Đỗ Anh Tuấn tại xóm 6, thôn Nghĩa Xá là người có kinh nghiệm chơi gà hơn 10 năm đã đạt được rất nhiều giải thưởng tại các lễ hội ở chùa Nghĩa Xá.
Vừa đến ngõ thì cảnh tượng tiếng gà gáy của một chú gà trống oai vệ đã đạp ngay vào mắt, nhìn con gà này thể hiện được sự dũng mãnh, uy quyền do chính anh Tuấn chọn lọc và chăm sóc.
Theo anh chia sẻ thì ngoài công việc chính của anh là buôn bán điện lạnh thì thời gian rảnh rỗi anh đều chăm sóc cho các chú gà chọi thân thương của mình. Từ năm 2009 anh đã được ban quản lý lễ hội chùa Nghĩa Xá giao nhiệm vụ phụ trách tổ chức lễ hội chọi gà.
Để chuẩn bị cho một lễ hội chu đáo, hoàn tránh thì anh cần phải viết thư thông báo đến từng người có gà trong làng rồi đăng lên các diễn đàn nhằm cập nhật được các quy định, thể lệ thi đấu và đương nhiên sẽ không được cá cược.
Trước ngày bắt đầu lễ hội, anh sẽ chuẩn bị bạt, quây xới và kiểm tra lại sân cát xem có an toàn hay không? Cho đến sáng 29/2 thì các chủ gà chọi tập hợp đông đủ tại đây để chia hàng cân gà, ghép đối thủ lại với nhau cho công bằng.
Tuy nhiên, cũng tùy vào số lượng gà tham gia chọi nhiều hay ít thì sẽ ít xới hoặc nhiều xới. Theo cách tính của anh thì trung bình một lễ hội tại nơi đây sẽ tập trung từ 160 đến 200 chú gà chọi tham gia thi đấu ở chùa Nghĩa Xá. Khi bắt đầu cuộc đấu thì mọi người ở khắp nơi đều đổ về xây quanh xới gà và cổ vũ tinh thần chiến đấu cho các chú gà, bình phẩm từng cú đá của mỗi chú gà trong thi đấu cho đến khi kết thúc trận đấu và vinh danh trao cờ lưu niệm cho chú gà chiến thắng cuộc thi.
Chú gà dành chiến thắng sau đó sẽ được mang về chăm sóc, nuôi dưỡng và rèn luyện tiếp để tiếp tục dự thi tại các làng khác trong tỉnh. Ngoài ra, anh Tuấn còn cho hay, anh còn phụ trách nhóm người chơi chọi gà ở xã Xuân Ninh, với nhóm của anh ngoài tham gia lễ hội chọi gà tại chùa Nghĩa Xã còn tham gia rất nhiều lễ hội lớn khác phải kể đến như lễ hội chùa Hải Trung, Hải Anh – Hải Hậu, lễ hội đền Xuân Bảng – Xuân Trường và hội làng Giao Thịnh nữa.
Còn khi chúng tôi di chuyển đến nhà anh Trần Xuân Thức tại Hải Nam – Hải Hậu tại xóm 17 cũng là một trong những người có hơn 20 năm nuôi gà và tham gia các lễ hội chọi gà tại nơi đây dành được nhiều giải thưởng lớn.
Cho đến hiện tại anh đang sở hữu hàng chục con gà chọi quý. Điều đặc biệt ở anh khác với mọi người đó chính là anh tự nghiên cứu, ghép các loại gà có giống tốt với nhau để tạo ra giống gà chọi đẹp, có khả năng chiến đấu mãnh liệt.
Theo như anh đã chia sẻ cho chúng tôi: Mỗi một người khi tìm và nuôi gà thì đều chọn những giống gà tốt để chơi, nhưng khi đã tạo được thương hiệu và đối thủ cũng chỉ nhìn sơ qua thôi cũng biết được chủ nhân của con gà này là ai rồi.
Sau quá trình chọn gà, vần vỗ, om bóp thì xem cách thức đánh của gà. Trong số các con gà chọi của anh Thức thì có một số con sẽ có lối đánh cực hay như gà đấm, thông vỉa, hai mang, chạy kiệu và buông tát.
Mỗi một lối đánh sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Với anh, xới gà khá đơn giản, anh chỉ cần đào đất hình tròn có bán kinh 20cm và sâu tầm 30 -40cm rồi đổ cát vào. Đối tượng xem ở đây không phân biệt, họ có thể xem và khích lệ, cổ vũ tăng thêm sự sôi động trong trận đấu.
Kết Luận
Tuy nhiên, với trò chơi dân gian chọi gà này tuy là tốt và là nét đẹp truyền thống của dân tộc nhưng trong số đó cũng có nhiều người lợi dụng để thực hiện các hành vi trái đạo đức của mình như cá độ để ép gà đánh cho đến khi không còn sức, hay bịt cựa bằng kim loại nhọn để làm đối thủ bị thương trong quá trình chiến đấu.
Nhưng cho dù như thế nào đi chăng nữa thì đây cũng là một trong những lễ hội truyền thống cần được lưu giữ và truyền cho các con cháu đời sau, là một nét văn hóa đẹp mà con người Nam Định cần giữ gìn.
Theo dõi chúng tôi qua Fanpage: Du lịch Nam Định